Bất động sản nhà ở

Bất động sản nhà ở

Giá bất động sản tăng sốc 200%, nghìn người mua nhà tái mặt. Mặt bằng giá bất động sản nói chung đã tăng vọt lên 50%, có nơi cả 100% và thậm chí 200% chỉ trong vòng vài năm trong khi mức tăng trưởng kinh tế khoảng gần 7%/năm, mức tăng thu nhập bình quân đầu người ở mức 7-8%/năm.

Đối với thị trường đất nền, sau diễn biến từ vụ việc của Công ty Alibaba rao bán các dự án “ma”, công tác quản lý của chính quyền sẽ chặt chẽ hơn, khó có dự án mới ra hàng. Theo ông Hưng, nhà đầu tư và người mua để ở thực trong năm tới đều e ngại việc mua – bán bất động sản đất nền nên dự báo nguồn cung và lượng giao dịch ở phân khúc này sụt giảm mạnh.

Bất động sản nhà ở tại Hà Nội

Năm 2020, dự đoán thị trường bất động sản Hà Nội đối diện với nguy cơ thiếu cung. Đó là nhận định chung của giới chuyên gia và các nhà đầu tư thời gian gần đây. Đây cũng là lý do khiến một số dự án bất động sản nằm tại khu lõi trung tâm thu hút mạnh sự quan tâm của người mua, thậm chí có những sản phẩm bất động sản đã trở thành “món hàng” quý tại lễ đấu giá cuối năm.

bất động sản nhà ở

Theo nhận định của các chuyên gia, nguồn cung bất động sản tại Hà Nội đã giảm đáng kể trong thời gian vừa qua. Năm 2019, thị trường bất động sản Hà Nội chứng kiến sự tụt giảm 24% về nguồn cung khiến giá nhà đất bị đẩy lên cao, trung bình giá chung cư tại Hà Nội đã tăng khoảng 8% so với năm 2019.

“Theo dự báo năm 2020 mức tăng giá này có thể trên 10%. Nếu tình trạng thiếu cung còn tiếp tục như hiện nay tôi lo ngại thị trường bất động sản Hà Nội sẽ đứng trước nguy cơ thiếu cung trầm trọng trong năm 2021. Thành phố Hà Nội dự báo sẽ hết hàng sớm hơn Tp.HCM”, ông Nguyễn Văn Đính- Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam nhấn mạnh tại hội thảo “Dòng tiền cho bất động sản năm 2020”.

Phân khúc bđs nhà ở

Phân khúc nhà ở vẫn là điểm sáng trên thị trường bất động sản. Theo phân tích của chuyên gia Võ Huỳnh Tuấn Kiệt – Phó Giám đốc bộ phận tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam, trong năm 2020, phân khúc trung cấp dự kiến tiếp tục thống lĩnh thị trường. Triển vọng thị trường bất động sản 2020 là nội dung chính của sự kiện do Công ty TNHH CBRE Việt Nam tổ chức ngày 7/1 tại Hà Nội, thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này với những dự báo về tiềm năng, xu hướng phát triển của các phân khúc.

Một điểm sáng trên thị trường bất động sản được chuyên gia CBRE Võ Thị Phương Mai chỉ ra là phân khúc thị trường bán lẻ. Kết thúc năm 2019, tổng nguồn cung thị trường mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội đã vượt mốc 1.000.000 m2. Nhu cầu về phân khúc này vẫn rất lớn thể hiện qua tỷ lệ hấp thụ trong năm 2019 đạt 139.000 m2, tăng 2,7 lần so với năm 2018; trong số này có tới 120.000 m2 diện tích thuê đến từ các dự án khai trương trong năm 2019, giúp tỷ lệ lấp đầy đạt tới 86%.

Theo bà Mai, thị trường Hà Nội tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các công ty bán lẻ và chủ đầu tư do mức tăng trưởng GDP cao và nền dân số trẻ. Năm 2020, sẽ có 5 dự án bán lẻ mới mở cửa, cung cấp thêm nguồn cung cho thị trường khoảng 156.000 m2 từ các dự án FLC Twin Tower, Hinode City, Vincom Megamall Ocean Park, Vincom Megamall Smart city và The Village (Park City)… Vì thế các công ty bán lẻ quốc tế cũng đã công bố kế hoạch đầu tư vào Hà Nội trong vòng 3 năm tới.

Nguồn cung nhà ở Tp. Hồ Chí Minh

Nguồn cung năm 2019 tại TP.HCM giảm 52% trong khi nguồn cung thị trường Hà Nội cũng giảm 26%, do đó giá bất động sản đã bị đẩy lên cao trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lặng hơn năm trước.

Cụ thể, theo ông Lực, giá bất động sản ở TP.HCM đã tăng 12%, giá ở Hà Nội tăng 6% trong năm qua, tùy từng phân khúc, địa bàn. Tuy nhiên, vị chuyên gia này nhìn nhận, ở một số tỉnh khác như Quảng Ninh, Bình Thuận trong năm qua, bất động sản lại tăng trưởng rất tốt, nhà đầu tư tập trung nhiều vào các tỉnh này.

Cũng theo ông Lực, trong năm qua, doanh nghiệp bất động sản trên sàn làm ăn khá tốt, giá cổ phiếu tăng trung bình khoảng 13% so với năm trước.

Về việc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 22, ông Lực khẳng định thông tư này sẽ có ảnh hưởng tích cực hơn đối với thị trường bất động sản, vay mua nhà, sửa chữa nhà vẫn chỉ chịu hệ số rủi ro 50%, còn kinh doanh bất động sản thì hệ số rủi ro vẫn ở mức 200%. Bên cạnh đó, luật mới cho phép quỹ đầu tư bất động sản hoạt động, điều này sẽ giúp thu hút nhiều hơn vốn vào ngành này.